Tiêu đề của website

Lược Sử Bóng Chuyền Thế Giới (P2)

PHẦN 2: LIÊN ĐOÀN BÓNG CHUYỀN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN

Từ 18-20/4/1947, tại khách sạn Grand Hotel de Paris (Pháp), đại hội thành lập Liên đoàn bóng chuyền thế giới được tiến hành với sự góp mặt của 14 liên đoàn quốc gia (một số được uỷ quyền họp thay cho các liên đoàn khác) thành viên dưới sự chủ trì của ông Libaud, chủ tịch LĐ bóng chuyền Pháp. Vậy là Liên đoàn bóng chuyền thế giới, viết tắt theo tiếng Pháp – nơi tổ chức kỳ đại hội thành lập - là FIVB (Fédération Internationale de Volleyball) chính thức ra đời. Mười bốn quốc gia đầu tiên của FIVB bao gồm: Bỉ, Brazil, Tiệp Khắc, Ai Cập, Pháp, Hà Lan, Hungary, Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Uruguay, Mỹ và Nam Tư. Trụ sở của FIVB đặt ngay tại Paris (và tồn tại ở đó trong suốt 37 năm liền) cho tới năm 1984.


-

PHẦN 2: LIÊN ĐOÀN BÓNG CHUYỀN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN

Từ 18-20/4/1947, tại khách sạn Grand Hotel de Paris (Pháp), đại hội thành lập Liên đoàn bóng chuyền thế giới được tiến hành với sự góp mặt của 14 liên đoàn quốc gia (một số được uỷ quyền họp thay cho các liên đoàn khác) thành viên dưới sự chủ trì của ông Libaud, chủ tịch LĐ bóng chuyền Pháp. Vậy là Liên đoàn bóng chuyền thế giới, viết tắt theo tiếng Pháp – nơi tổ chức kỳ đại hội thành lập - là FIVB (Fédération Internationale de Volleyball) chính thức ra đời. Mười bốn quốc gia đầu tiên của FIVB bao gồm: Bỉ, Brazil, Tiệp Khắc, Ai Cập, Pháp, Hà Lan, Hungary, Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Uruguay, Mỹ và Nam Tư. Trụ sở của FIVB đặt ngay tại Paris (và tồn tại ở đó trong suốt 37 năm liền) cho tới năm 1984.

Hai năm sau sự ra đời của FIVB, giải bóng chuyền nam thế giới đầu tiên được tổ chức. Năm 1952, tới lượt giải bóng chuyền nữ thế giới lần thứ nhất tiến hành. Việc tổ chức giải VĐTG đã thực sự trở thành nguồn động lực to lớn, kích thích sự phát triển của các LĐ bóng chuyền quốc gia, gia tăng số thành viên tại FIVB, đồng thời khiến bóng chuyền mau chóng trở thành môn thể thao hấp dẫn khắp hành tinh. Tới năm 1964, bóng chuyền chính thức trở thành môn thi đấu tại Olympic Tokyo (10 đội nam và 6 đội nữ dự giải này). Tấm HCV nam Olympic đầu tiên thuộc về tuyển Liên Xô, trong khi đội nữ chủ nhà Nhật Bản đứng đầu giải của nữ.

Từ con số 14 thành viên đầu tiên năm 1947, đội ngũ các quốc gia hội viên của FIVB đã tăng trưởng với tốc độ... phi mã. Năm 1955, FIVB đã có 45 thành viên; năm 1964 (khi bóng chuyền góp mặt tại Olympic) lên 89 nước và tới năm 1968, con số thành viên đã lên tới 101, bao gồm đủ mặt đại diện thuộc 5 châu lục. Tới thời điểm hiện tại, FIVB có 220 thành viên thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ (còn đông hơn cả FIFA – LĐ bóng đá thế giới và Liên hợp quốc!).

Năm 1984, khi đã ngoài 80 tuổi, ông Paul Libaud quyết định rời ghế chủ tịch FIVB sau... 37 năm (một kỷ lục khó phá ở bất kỳ Liên đoàn thể thao nào trên toàn thế giới!) và người được chọn “kế vị” là tiến sĩ Rubén Acosta (được đại hội FIVB năm ấy tại Long Beach, California bỏ phiếu tín nhiệm). Cùng năm ấy, trụ sở của FIVB được dời từ Paris (Pháp) tới Lausane (Thụy Sĩ). Cần nhắc lại rằng Thụy Sĩ - quốc gia “yên bình nhất thế giới” - cũng chính là nơi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) đang đặt trụ sở.

Dưới sự lãnh đạo của FIVB, môn bóng chuyền đã phát triển cực mạnh. Hàng loạt giải đấu lớn ở các môn bóng chuyền trong nhà và bãi biển được tổ chức với mức tiền thưởng rất cao (chỉ thua bóng đá mà thôi).

                                                                                          BÌNH MINH theo tạp chí thể thao

                                                  


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều